Thời điểm đó, tôi mới vào năm đầu đại học ở Sài Gòn. Trước những lời chọc ghẹo và định kiến thường thấy nhắm vào “gái miền Tây”, cô bạn quê Bến Tre đã đưa ra lời giải thích mà cho đến giờ tôi vẫn không quên được: “Thì tụi tui lấy chồng nước ngoài có gì sai? Ở dưới quê, mở mắt ra là biết lấy chồng quê mình nó như thế nào rồi, không nhậu nhẹt cũng bài bạc, rồi đánh vợ đập con. Lấy chồng nước ngoài có tệ thì cũng mức đó, hên thì đổi đời, cũng đáng thử chứ!”.
Từ lúc đó, tôi đã hiểu không ai lại muốn rời bỏ quê hương với cha mẹ anh em thân thiết đến một xứ lạ, nếu cuộc đời của họ ở đó có lối thoát. Nhiều cô gái chỉ muốn có một cuộc đời khác tươi sáng hơn, nhưng gần như không biết cách nào khác ngoài bám vào "phao cứu sinh" mang tên "lấy chồng nước ngoài".
Mỗi lớp học có 25 học viên, các cô dâu sẽ trải qua 3 ngày học tập. Các kiến thức được giáo viên giảng dạy chủ yếu khái quát về tình hình phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài, điều trăn trở cần biết khi kết hôn và một số điểm lưu ý khi chị em phụ nữ ra nước ngoài sinh sống... Tài liệu này do Hội liên hiệp phụ nữ TP. Cần Thơ thuyết giảng.
Ngoài ra, những tài liệu khái quát về đất nước, con người xứ Hàn để cô dâu Việt hình dung được cơ bản đất nước mà họ sẽ về làm dâu như kiểu: văn hóa các món ăn, trang phục, giao tiếp,…đến cách chăm sóc gia đình chồng và con cái.
Tuy nhiên, trình độ học vấn trong nước của rất nhiều cô dâu Việt khi được hỏi chủ yếu mới học hết lớp 9, lớp 10, 11; rất ít học hết lớp 12. Điều đó cũng gây khó khăn cho những cô dâu khi tiếp cận một nền văn hóa mới.
Khi được hỏi, họ đều bảo những gì họ biết về đất nước Hàn Quốc là một màu hồng, được xem qua phim 18+ hàn quốc. Lớp học cũng cung cấp những số điện thoại gọi khẩn cấp, dịch vụ hỗ trợ khi gặp tình huống xấu có thể xảy ra đối với cô dâu trẻ mới sang xứ Hàn.